Một trong những nỗi ám ảnh của rất nhiều người hiện nay khi tham gia bảo hiểm nhân thọ đó là lo sợ lạm phát, tiền bị trượt giá trong một thời gian dài. Nhiều người nghĩ rằng: “Có tiền thì nên gửi ngân hàng lấy lãi, rút tiền lại linh hoạt. Để tiền trong bảo hiểm nhân thọ 10 – 20 năm, đến lúc rút ra không còn đáng là bao”.
Vậy quan điểm đó đã chính xác hay chưa? Lạm phát, tiền trượt giá là gì? Có ảnh hưởng như thế nào đến bảo hiểm nhân thọ?
>>> Đọc thêm những băn khoăn khi tham gia BHNT:
- Công ty bảo hiểm phá sản thì quyền lợi khách hàng ra sao?
- Công ty bảo hiểm có lừa đảo?
- Bảo hiểm nhân thọ, gửi dễ, khó đòi?
- Mua bảo hiểm nhân thọ có an toàn không?
Tiền trượt giá là gì?
Tiền trượt giá hay lạm phát là hiện tượng đồng tiền bị mất giá trị theo thời gian. Cụ thể như nếu hôm nay giá một bát phở là 30 nghìn đồng thì sau một vài năm sẽ tăng lên 50 nghìn đồng. Cùng một bát phở có chất lượng như nhau nhưng để mua được nó, bạn phải bỏ ra nhiều tiền hơn nên gọi là tiền bị trượt giá hay lạm phát đồng tiền.
Lạm phát cao thường xảy ra đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ… còn đối với các nước phát triển như ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản… tỷ lệ lạm phát hàng năm rất thấp, thậm chí một số thời điểm còn xảy ra tình trạng giảm phát, tức là tiền tăng giá theo thời gian.
Nguyên nhân dẫn đến tiền trượt giá
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiền trượt giá. Tuy nhiên, trong bài viết này để giúp bạn đọc có cái nhìn thực tế nhất, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề trượt giá thông qua một vài ví dụ:
>> Gần đây nhất khi nhà nước áp dụng tăng thuế môi trường cho các loại nhiên liệu: xăng, dầu… Giá xăng dầu bị áp thuế sẽ được điều chỉnh tăng làm cho chi phí nhiên liệu đầu vào để vận hành máy móc sản xuất, chi phí vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện vận tải tăng lên. Kết quả là giá thành hàng hóa cũng tăng theo và tiền bị mất giá.
>> Một số trường hợp khi hàng hóa bị khan hiếm một cách bất thường mà chưa có nguồn cung thay thế kịp thời cũng dẫn tới tiền trượt giá. Lương thực bị cạn kiệt do hạn hán, mất mùa; thực phẩm khan hiếm do dịch bệnh tràn làn hay là sau mỗi dịp nghỉ tết do nguồn cung cấp bị hạn chế bởi một dịp nghỉ ngơi dài ngày cũng là những nguyên nhân dẫn tới giá cả hàng hóa leo thang.
>> Ngoài ra, chính sách điều hành kinh tế của nhà nước cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị đồng tiền. Quản lý in tiền, đánh thuế, điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản, đặc biệt là năng lượng… dẫn tới việc tăng hoặc giảm tỷ lệ lạm phát.
Có thế nhận định rằng, lạm phát hay tiền trượt giá bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, chung quy lại đều làm cho giá cả hàng hóa tăng và tiền mất giá theo thời gian.
Lạm phát, tiền trượt giá có tốt không?
Đối với nền kinh tế:
Lạm phát ở mức vừa phải và ổn định sẽ là tín hiệu tốt cho nền kinh tế của một quốc gia. Khi đó, người dân và doanh nghiệp sẽ không nắm giữ tiền mặt quá nhiều, bắt buộc phải dùng tiền cho việc đầu tư, sản xuất kinh doanh và khiến cho đất nước ngày càng phát triển. Đối với các nước tiên tiến trên thế giới thậm chí họ phải kích thích lạm phát để thúc đẩy việc đầu tư, tiêu dùng.
Tuy nhiên, ở một số nước vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà xảy tình trạng lạm phát với mức độ “phi mã” như Venezuela, Zimbabwe làm cho đồng tiền mà người dân đang nắm giữ không còn có giá trị, hậu quả là người dân không thể dùng tiền để mua các mặt hàng cơ bản như thực phẩm, thuốc men…. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người dân cũng như hoạt động của nền kinh tế.
Đối với người dân
Đối với người dân, trượt giá đồng tiền là một nỗi ám ảnh vì nếu dùng tiền đầu tư kinh doanh thì rất rủi ro có thể mất trắng nhưng giữ tiền bên mình thì lại sợ bị mất giá. Người dân thường tìm nhiều cách để đầu tư tài chính như: gửi tiết kiệm ngân hàng, đầu tư chứng khoán, mua vàng, mua bất động sản… Đây vẫn là những cách làm phổ biến hiện nay để giúp họ hạn chế sự trượt giá của đồng tiền.
Đối với việc mua bảo hiểm nhân thọ, tâm lý e ngại của người dân về vấn đề trượt giá cũng rất lớn. Bởi lẽ để tiền trong bảo hiểm 10 – 20 năm rồi đến lúc rút về chắc gì đã nhận lại được bao nhiêu?
>>> Lạm phát ổn định ở mức vừa phải sẽ là điều tích cực cho nền kinh tế nhưng luôn là nổi ám ảnh đối với người dân trong việc tích lũy tiền bạc.
Bảo hiểm nhân thọ có bị ảnh hưởng trượt giá?
Thực chất, trượt giá đồng tiền nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động kinh tế trong một đất nước. Kinh doanh, đầu tư, gửi tiết kiệm ngân hàng hay mua vàng đều bị ảnh hưởng và do đó cũng không loại trừ đối với việc tham gia bảo hiểm nhân thọ. Nhưng mức độ ảnh hưởng đối với mỗi loại hình là khác nhau:
Để mua được một căn bất động sản, bạn phải thanh toán cho chủ đầu tư toàn bộ số tiền trước khi nhận bàn giao; đối với gửi tiết kiệm, bạn chỉ được hưởng lãi suất trên số tiền mà mình đã gửi vào Ngân hàng. Nhưng với bảo hiểm nhân thọ, khách hàng lại được hưởng toàn bộ quyền lợi bảo vệ ngay từ lúc đầu tham gia nhưng mức phí thì được chia đều đóng dần theo nhiều năm về sau. Việc chia nhỏ số tiền đóng giúp cho sự ảnh hưởng của trượt giá đối với bảo hiểm là không quá nhiều.
Có thể lấy ví dụ như sau: Nếu gửi tiết kiệm vào ngân hàng là 100 triệu đồng thì ngay lập tức trượt giá sẽ ảnh hưởng tới số tiền 100 triệu. Nhưng cũng một số tiền đó nếu chia đều tham gia bảo hiểm nhân thọ trong 10 năm, mỗi năm đóng 10 triệu đồng thì ảnh hưởng lạm phát đến phí bảo hiểm năm nhất là 10 triệu, năm thứ hai là 20 triệu,… cho tới năm thứ 10 mới ảnh hưởng đến hết toàn bộ số tiền này. Như vậy, việc chia nhỏ số tiền đóng phí giúp cho tác động của lạm phát tới bảo hiểm nhân thọ thấp hơn so với các hình thức tài chính khác.
>>> Lạm phát hay tiền trượt giá khi xảy ra sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế và cũng không riêng gì đối với bảo hiểm nhân thọ nhưng với bảo hiểm là thấp hơn so với các hình thức khác.
Hạn chế tiền trượt giá như thế nào?
Có thể thấy, trượt giá đồng tiền là điều không thể tránh khỏi, do đó chúng ta cần học cách sống chung và tìm ra các phương án nhằm kiểm soát, hạn chế tác hại của nó. Cách hạn chế trượt giá đồng tiền trong bảo hiểm nhân thọ:
Doanh nghiệp bảo hiểm làm gì để hạn chế trượt giá?
Đầu tư tài chính: Chỉ có đầu tư mới là cách tốt nhất để hạn chế lạm phát. Các khoản tiền nhàn rỗi chưa được sử dụng trong quỹ bảo hiểm nhân thọ sẽ được mang đi mua trái phiếu, gửi tiết kiệm ngân hàng uy tín, đầu tư cổ phiếu… nhằm hạn chế ảnh hưởng của trượt giá đồng tiền. Hàng năm, kết quả đầu tư sẽ được chia lại cho khách hàng theo như cam kết ban đầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo số liệu công bố của Tổng cục thống kê, tỷ lệ lạm phát năm 2018 của nước ta được kiểm soát ở mức 3.54%, trong khi đó, lãi suất đầu tư từ quỹ bảo hiểm liên kết chung của các DNBH giao động từ 5-6.5%. Như vậy, việc đầu tư của bảo hiểm nhân thọ giúp cho khoản tiền trong quỹ không những tránh được trượt giá mà còn sinh lời.
Sản phẩm liên kết chung (UL), liên kết đơn vị (RPUL): Sự ra đời các dòng sản phẩm liên kết chung (UL), liên kết đơn vị (RPUL) không những giúp khách hàng có thể lựa chọn những hình thức đầu tư mạo hiểm hơn nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận, hạn chế trượt giá, đây còn là những sản phẩm có tính linh hoạt cao như gửi rút tiền, tạm dừng đóng phí, tăng giảm số tiền bảo hiểm nhân thọ… Như vậy, chính tính linh hoạt của các dòng sản phẩm này có thể giúp khác hàng chủ động xử lý tình huống gửi, rút tiền khi cần nhằm hạn chế tác hại từ trượt giá đồng tiền.
Khách hàng làm gì để hạn chế trượt giá?
Lựa chọn các dòng sản phẩm liên kết chung, liên kết đơn vị với mức đầu tư có lãi suất cao hơn, linh hoạt gửi rút tiền sẽ giúp đẩy lùi sự trượt giá của đồng tiền. Ngoài ra, khách hàng đâu nhất thiết phải mua bảo hiểm nhân thọ để tích lũy, tiết kiệm tiền bạc. Nếu lựa chọn các giải pháp bảo hiểm thuần bảo vệ sức khỏe, tính mạng thì người mua sẽ chẳng phải bận tâm gì nhiều đến lạm phát.
Đóng phí bảo hiểm 15 -20 năm và không rút tiền ra để bảo vệ trọn đời cho tới năm 99 tuổi, khi hết tiền trong quỹ bảo hiểm thì quyền lợi bảo vệ của khách hàng cũng tự động chấm dứt. Lúc này, bảo hiểm nhân thọ phát huy đúng ý nghĩa nhân văn của nó là bảo vệ tài chính suốt đời cho khách hàng.
>>> Trượt giá đồng tiền trong bảo hiểm nhân thọ là có thể kiểm soát được bằng nhiều cách khác nhau từ phía DNBH và người tham gia.
Rủi ro trượt giá hay rủi ro cuộc sống nghiêm trọng hơn?
Có thể thấy rằng, trượt giá trong bảo hiểm nhân thọ là một loại rủi ro hoàn toàn có thể kiểm soát được nhưng những rủi ro trong cuộc sống thì lại là điều không ai có thể lường trước. Rủi ro về tai nạn, rủi ro về bệnh hiểm nghèo, mất sớm đang diễn ra hàng ngày xung quanh mỗi chúng ta với mức độ ngày một tăng.
Rủi ro về trượt giá thì chỉ ảnh hưởng tới số tiền mà bạn tham gia bảo hiểm còn rủi ro cuộc sống thì lại ảnh hưởng đến toàn bộ tài sản của gia đình bạn. Tiền gửi ngân hàng phải rút, tài sản là đất đai, nhà cửa phải bán dần để chi trả viện phí chữa bệnh hiểm nghèo và nếu chẳng may những người trụ cột không còn khả năng tạo ra thu nhập thì ai sẽ là người lo cho gia đình, tương lai của con cái?
>>> Rủi ro cuộc sống khó lường và còn nghiêm trọng hơn rủi ro trượt giá rất nhiều.
Thông điệp gửi đến bạn đọc
Qua những phân tích trên, chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc một số thông điệp như sau:
- Tiền trượt giá là điều thường xuyên xảy ra đối với các nước đang phát triển như ở Việt Nam. Một mức lạm phát được kiểm soát ổn định sẽ giúp cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.
- Tiền trượt giá xảy ra ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế chứ không riêng việc tham gia bảo hiểm nhân thọ.
- Tiền trượt giá trong bảo hiểm nhân thọ là điều có thể kiểm soát và hạn chế được.
- Rủi ro cuộc sống còn nghiêm trọng hơn rất nhiều so với rủi ro trượt giá BHNT.
Trong những năm gần đây, với sự nỗ lực quản lý, điều hành kinh tế của chính phủ, tỷ lệ lạm phát tại nước ta đã được kiểm soát và đi dần vào ổn định. Rủi ro về tiền trượt giá đã không còn là nỗi lo lắng cho những người tham gia bảo hiểm. Thay vào đó, bạn đọc nên quan tâm nhiều hơn đến các rủi ro trong cuộc sống, những biến cố khó lường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính tài sản và cuộc sống của mỗi chúng ta. Vì vậy, đừng băn khoăn và hoài nghi nữa, hãy tham gia bảo hiểm nhân thọ ngay bây giờ bạn nhé.
Đức Hiền – Wikitaichinh
>>> Dành 2 phút để tìm hiểu sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ Manulife Gia đình tôi yêu hạn chế triệt để tiền trượt giá.