Gần đây, Cộng đồng mạng đang “ồ ạt” chia sẻ đường link của một video trên Youtube đã có từ năm 2018 về trường hợp khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ nhưng lại không chi trả quyền lợi.
Đó là câu chuyện của ông Phạm Việt XXX được Báo Thương hiệu và Pháp luật đăng ngày 31/01/2018 với nội dung phản đối quyết định của công ty bảo hiểm Manulife hành xử với khách hàng.

>>> Xem thêm các bài viết liên quan:
- Mua bảo hiểm nhân thọ có an toàn không? Đi tìm sự thật
- Đằng sau chuyện công ty bảo hiểm nhân thọ lừa đảo? Ai đúng, ai sai?
- Ông lớn Manulife Việt Nam lỗ nặng 2018, quyền lợi khách hàng ra sao?
- Bảng xếp hạng công ty bảo hiểm nhân thọ năm 2019
Thông tin ban đầu do video này cung cấp:
Khách hàng mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm Manulife Việt Nam gói sản phẩm Manulife – Gia đình tôi yêu và được công ty chấp thuận có hiệu lực hợp đồng từ ngày 30/06/2017. Đến tháng 10 năm 2017, khách hàng đi khám và được bác sỹ chẩn đoán bệnh lý “huyết áp cao dẫn tới suy tim” bắt buộc phải nằm viện điều trị. Sau khi ra viện, khách hàng đã thực hiện toàn bộ thủ tục để hưởng quyền lợi theo hợp đồng bảo hiểm nhưng bị Manulife Việt Nam từ chối. Đến tháng 12/2017, Manulife Việt Nam gửi thông báo đơn phương hủy bỏ hợp đồng và hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng mà không thông báo cho khách hàng bất kỳ lý do nào.
Đây hầu như chỉ là thông tin một chiều từ phía Thương hiệu và Pháp luật trao đổi với khách hàng và ở cuối video trang báo điện tử này vẫn phải chú thích thêm: thông tin này cần được các phóng viên xác minh, điều tra làm rõ. Nhưng ngay lập tức về phía dư luận lại có những phản ứng rất tiêu cực mặc dù chưa rõ thực hư sự việc:

Cho đến nay, ít ai biết được rằng, vụ việc đã được công ty bảo hiểm Manulife giải quyết ổn thỏa với khách hàng từ rất lâu và cũng không hiểu vì mục đích gì mà trang Thương hiệu và Pháp luật cũng không đưa ra thông tin cập nhật hay gỡ bỏ video này xuống.
Chúng tôi cũng có tìm hiểu thêm về trang Thương hiệu và Pháp luật và được biết đây không phải là một trang báo điện tử uy tín. Trang này liên tục bị phản ánh của độc giả về những thông tin chưa được kiểm duyệt nhưng vẫn được đăng tải.

Quay trở lại với trường hợp trên, Khách hàng XXX bị Manulife từ chối chi trả quyền lợi bởi nguyên nhân sau:
- Tháng 6/2017, ông XXX có yêu cầu mua bảo hiểm nhân thọ tại Manulife Việt Nam. Trong đơn yêu cầu bảo hiểm, khách hàng khai báo thông tin sức khỏe hoàn toàn bình thường nên đã được công ty chấp thuận bảo vệ.
- Đến tháng 10/2017, khách hàng có nộp yêu cầu hưởng quyền lợi bảo hiểm do phải nằm viện điều trị vì “Suy tim – Tăng huyết áp” ở Bệnh viện Bạch Mai. Trong hồ sơ bệnh án nộp kèm ghi nhận: khách hàng có tiền sử tăng huyết áp 3 năm.

- Do tình trạng bệnh lý đã tồn tại nhưng không được kê khai từ trước, Manulife Việt Nam đã từ chối chi trả quyền lợi đồng thời thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, trả lại toàn bộ phí bảo hiểm cho người tham gia.

Như vậy trong câu chuyện này, ông XXX đã sai và bảo hiểm Manulife đã thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ của mình được quy định theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với khách hàng.
Cảnh báo về kê khai trung thực khi tham gia bảo hiểm nhân thọ
Trung thực kê khai thông tin là nghĩa vụ và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm nhân thọ. Tình trạng sức khỏe do khách hàng cung cấp sẽ là căn cứ để công ty bảo hiểm thẩm định và đưa ra quyết định có chấp thuận hợp đồng hay không?
Quy định về kê khai trung thực trong hợp đồng bảo hiểm
Bất kỳ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nào cũng có quy định cụ thể về nghĩa vụ kê khai trung thực thông tin. Sau đây là quy định của công ty bảo hiểm Manulife Việt Nam:

Theo quy định, tại bất kỳ thời điểm nào, nếu có bằng chứng trong việc người tham gia đã cố ý khai báo không chính xác, thiếu hoặc làm sai lệch hồ sơ gây ảnh hưởng đến quyết định chấp thuận bảo hiểm thì công ty sẽ không có nghĩa vụ chi trả bất kỳ quyền lợi bảo hiểm nào và có quyền đơn phương chấp dứt Hợp đồng.
Trường hợp của ông XXX do không khai báo tình trạng tiền sử “tăng huyết áp” dẫn đến sai lệch kết quả thẩm định và quyết định của Manulife. Khi công ty phát hiện thông tin khách hàng cung cấp không chính xác, họ có quyền thực hiện theo đúng điều khoản trên và thực tế họ đã làm như vậy. Có thế thấy, mặc dù vấn đề khai báo thông tin ban đầu tưởng chừng rất đơn giản nhưng về lâu dài lại đang ảnh hưởng rất lớn tới quyền lợi của người tham gia. Tuy nhiên phần lớn khách hàng tham gia bảo hiểm hiện nay vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của nghĩa vụ phải khai báo đầy đủ trung thực.
Rồi một sự việc gần đây nhất ở Bảo Việt nhân thọ Nghệ An, khách hàng mang tình trạng bệnh lý có trước nhưng không kê khai đầy đủ vào hồ sơ. Trải qua 2 lần kiểm tra y tế nhưng vẫn không phát hiện ra dấu hiệu bất thường nào, công ty bảo hiểm quyết định chấp thuận hợp đồng với khách hàng. Nhưng đến một hôm, khách hàng phát bệnh cũ dẫn đến tử vong. Khi người nhà làm đơn yêu cầu bồi thường quyền lợi thì cũng là lúc Bảo Việt phát hiện ra khách hàng chưa thực hiện đúng nghĩa vụ kê khai thông tin. Cụ thể là tiền sử bệnh lý dẫn đến tử vong đã được lưu trữ tại bệnh viện từ nhiều năm về trước và với kết quả điều tra đó, Bảo Việt chỉ chấp thuận chi trả một phần quyền lợi bảo hiểm.
Sự việc này dấy lên vụ kiện cáo của người nhà khách hàng với lý luận là Bảo Việt đã khám sức khỏe 2 lần trước khi chấp thuận cấp hợp đồng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ: Kiểm tra y tế không có tác dụng giải trừ nghĩa vụ kê khai trung thực.
Kiểm tra y tế không có tác dụng giải trừ nghĩa vụ kê khai trung thực
Việc kiểm tra y tế sẽ không có tác dụng hoặc được diễn giải để giải trừ nghĩa vụ kê khai trung thực của Bên mua bảo hiểm và Người được bảo hiểm. Bởi đơn giản, kiểm tra y tế hiện nay chỉ là tập trung vào một vài điểm nghi vấn về sức khỏe của người tham gia hoặc kiểm tra mang tính tổng quát. Còn thực tế, để đi sâu phát hiện ra bệnh cần phải trải qua rất nhiều các loại xét nghiệm, chụp chiếu với chi phí vô cùng tốn kém. Tính riêng chi phí cho việc tầm soát mỗi loại ung thư tại bênh viện K đã giao động từ 2 – 4 triệu đồng, ngân sách tốn kém như vậy là điều bất khả thi nếu doanh nghiệp bảo hiểm muốn sử dụng biện pháp khám sức khỏe để loại trừ bệnh tật có trước.
Do đó, việc không tuân thủ quy định trung thực thông tin tưởng rằng có thể giúp người tham gia bảo hiểm “lách” khỏi những loại trừ bệnh lý thì nay lại đang trở thành nguyên nhân chính làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của chính họ trong hợp đồng bảo hiểm.
>>> Đọc bài viết Bảo hiểm nhân thọ gửi dễ khó đòi để hiểu thêm về những quy định chặt chẽ của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Trên lý thuyết, lỗi khai báo thông tin thuộc về người tham gia vì họ là người đặt bút viết và ký trên đơn yêu cầu bảo hiểm. Nhưng thực tế, số lượng khách hàng hiểu sâu về bảo hiểm nhân thọ ở thời điểm hiện tại là rất ít. Mọi thắc mắc, thủ tục hầu như sẽ do người tư vấn hỗ trợ giải đáp và thực hiện.
Do đó nếu xảy ra sai phạm thì trách nhiệm đầu tiên đáng phải thuộc về người tư vấn bảo hiểm đó. Nếu người tư vấn nêu rõ quyền lợi cũng như nghĩa vụ kê khai trung thực cho khách hàng XXX thì việc bị Manulife Việt Nam từ chối đã không xảy ra. Có thể nói, trong sự vụ lần này, đại lý bảo hiểm là người thiếu kiến thức và thiếu trách nhiệm hỗ trợ khách hàng, chỉ mong chóng ký được hợp đồng. Còn khách hàng thì có thể do không nắm rõ hoặc cố ý đã không khai báo một cách trung thực. Hậu quả cuối cùng là ảnh hưởng đến quyền lợi của họ và công ty bảo hiểm thì chịu mang tiếng lừa đảo.
Câu chuyện lần này một lần nữa là hồi chuông để cảnh báo cần phải nâng cao ý thức của người tham gia trong việc kê khai thông tin. Còn nếu bạn là khách hàng không quá am hiểu về bảo hiểm thì nên lựa chọn cho mình những người tư vấn có kiến thức, đạo đức với nghề để được họ tư vấn, hỗ trợ làm thủ tục và phục vụ chuyên nghiệp lâu dài. Có như vậy thì quyền lợi của khách hàng mới luôn được bảo đảm và những câu chuyện đáng tiếc như hôm nay sẽ không bao giờ xảy ra.
>>> Tìm hiểu dịch vụ tư vấn bảo hiểm chuyên nghiệp của Wikitaichinh – Tư vấn chính xác, đầy đủ quyền lợi của Bảo hiểm Manulife Việt Nam.
Nếu bản thân người tham gia bảo hiểm không biết rằng họ đang có bệnh ngầm, đồng thời phía cty bảo hiểm đã kiểm tra y tế 2 lần nhưng vẫn không ra kết quả nào. Thì khi hợp đồng bắt đầu có hiệu lực mà người tham gia bảo hiểm bị tử vong, sau đó thì bị chẩn đó là có tiền sử bị bệnh abc nhiều năm (trước khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực) thì sẽ như thế nào?
Theo điều khoản Hợp đồng BHNT của các Cty BHNT hoạt động tại VN và Luật kinh doang Bảo hiểm tại VN thì:
Người mua BHNT không biết mình có bệnh, chưa từng đi khám hoặc đã đi khám bênh, làm các xét nghiệm tất cả các chỉ số bình thường, không có kết luận người mua BHNT có bệnh. Sau khi tham gia BHNT người mua BHNT tử vong do bệnh tật (sau thời gian chờ, nếu có), thì Công ty BHNT phải thanh toán quyền lợi BHNT cho người thụ hưởng của HĐ BHNT đó!!!
Như thế này: lỗi do người mua không kê khai trung thực chứ còn j nữa. Nếu chưa xong thì cho thêm chưởng cuối cùng là do nhân viên bán bh tư vấn sai còn Hãng thì không sai.
Hãng bảo hiểm chấp dứt cái bụp.. ĐƯợc chưa. Đi kiện đi
Như trường hợp con m, cũng k mong muốn j đâu. Cháu có tiên sử thiếu máu nhẹ do thiếu sắt,nhiêmz khuẩn tiêu hóa(nkth)Đã điều trị khỏi*t9/2019 đieu trị tại bv huyện chân doan thiếu máu, nkth.t10 đieu trị Nhi trung uong chan đoan nkth).hôm đong bh manulfe có nói với tv viên.bà ý bảo k fai kê khai vì là bệnh thông thường hay găp ở trẻ, k fai bệnh mãn tĩnh nên k cần kê.t8/2020 cháu phát hiên ung thư máu.bh bảo k chấp nhận thanh toán vì kê khai k trung thực.giờ trách nhiệm thuôc vê ai??
cái chính là ” KÊ KHAI TRUNG THỰC ” là cụm từ rất không đong đếm được . vậy nên cần luật bảo hiểm ghi rõ và bảo vệ người mua nhiều hơn nữa chứ không phải nhất nhất đứng ra bảo vệ quyền lợi , bảo vệ bên bán hàng là người có quyền cài nội dung hợp đồng, câu chữ trong các quyển nguyên tắc hợp đồng và nắm tiền của khách hàng trong tay. Trong khi nếu kiện cáo chi phí thuê Luật sư thì còn nhiều hơn là tiền được bồi thường theo hợp đồng >> nên nói Bảo hiểm mà lừa đảo Khách hàng thì dễ như trở bàn tay. Quyền tiền trong tay “ông” , muốn nói gì quyết gì là việc của “ông”